Các mốc lịch sử nửa thế kỷ vươn mình của Đà Nẵng

Mời các bạn cùng điểm qua những mốc lịch sử đáng nhớ trong hành trình hơn nửa thế kỷ phát triển của Đà Nẵng. Từ sau giải phóng và những ngày đầu hợp nhất hành chính, cải tạo kinh tế đến bước ngoặt trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của miền Trung.

💡 Nhấp vào từng thông tin bên dưới để mở hoặc đóng nội dung chi tiết!

Giải phóng Đà Nẵng

11 giờ 30 phút ngày 29/3/1975 lá cờ Tổ quốc tung bay trên Tòa thị chính thành phố, khẳng định Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị của Mỹ-Ngụy.

Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

UBND Cách mạng lâm thời khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 119/QĐ về việc hợp nhất tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà (2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ba quận I, II, III của thị xã Đà Nẵng cũ trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (không còn đơn vị hành chính mang tên Đà Nẵng).

Hợp nhất các quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 228-CP về việc hợp nhất các quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính thống nhất, lấy tên là thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Hoàn thành cơ bản cải tạo công thương nghiệp

Đây là một phần trong chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam Việt Nam sau năm 1975. Năm 1980, Đà Nẵng đã hoàn thành cơ bản cải tạo công thương nghiệp, chuyển từ giai đoạn xây dựng sang phát triển kinh tế.

Khánh thành tượng đài Mẹ Nhu

Tượng đài Mẹ Nhu được hoàn thành vào năm 1985, nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tượng đài được làm từ 7.000 vỏ bom, đạn được thu nhặt ở khắp Đà Nẵng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng và những người thợ cơ khí ở các xưởng ô tô hoàn thành trong vòng 6 tháng. Bức tượng cao gần 12m đứng giữa con đường Điện Biên Phủ - cửa ngõ dẫn vào trung tâm của thành phố.

Đại hội lần thứ III Đảng bộ thành phố Đà Nẵng

Thống nhất quan điểm từ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Đà Nẵng là đô thị loại II quốc gia

Theo đó, thành phố Đà Nẵng được thực hiện nhiệm vụ của một cấp kế hoạch và ngân sách, cùng với tỉnh bảo vệ kế hoạch đó với Trung ương. Việc phân cấp quản lý cho thành phố được nới rộng thêm trên một số mặt như: được quản lý về nhà và đất ở trong các khu dân cư; được điều tiết các khoản thu với tỷ lệ khá hơn, được hưởng 50% số thu vượt kế hoạch. Đây là những bước đi đầu tiên về việc tự chủ thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng kể từ sau khi có kiến nghị cơ chế đặc thù đối với thành phố vào tháng 5-1989; nhờ đó, từ năm 1993-1996, thành phố Đà Nẵng có bước phát triển mới, tạo thêm cơ sở cho giai đoạn sau này.

Cấp phép đầu tư khu công nghiệp đầu tiên

Khu chế xuất An Đồn(nay là khu công nghiệp Đà Nẵng), được cấp phép năm 1993, là khu công nghiệp đầu tiên tại Đà Nẵng với diện tích 220 hecta. Khu công nghiệp An Đồn đã lấp đầy 100% diện tích và là điểm khởi đầu cho sự phát triển các khu công nghiệp tại Đà Nẵng.

Thông tuyến đường Đông - Tây (đường Nguyễn Văn Linh ngày nay)

Đây là tuyến đường kết nối các khu vực phía Đông và phía Tây của thành phố Đà Nẵng. Nhằm tạo ra một trục giao thông quan trọng, phục vụ cho việc di chuyển và phát triển kinh tế thành phố.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ XVI (từ 24/4 - 27/4/1996)

Đây là Đại hội cuối cùng của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết chia tách Quảng Nam-Đà Nẵng.

Đây được xem là “bước ngoặc lịch sử” nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền, tạo đà cho sự phát triển kinh tế, xã hội hai địa phương.

Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 23 tháng 1 năm 1997, 5 quận: Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê được thành lập. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng tuyến đường Bạch Đằng Đông (nay là đường Trần Hưng Đạo)

Đây là công trình đầu tiên đánh thức vùng đông sông Hàn với sự phát triển về du lịch, dịch vụ.

Khánh thành cầu Sông Hàn

Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công. Kinh phí xây dựng từ sự chung tay của người dân cùng với chính quyền thành phố. Cầu sông Hàn là cây cầu thứ hai bắc qua sông Hàn, giúp việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn, đồng thời mở rộng không gian phát triển của thành phố về phía biển.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định những nội dung quan trọng xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.
Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung của Việt Nam, nhanh chóng cân đối được ngân sách trong thời gian đầu chia tách và từ năm 2004 có đóng góp cho ngân sách Trung ương.

Khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 1

Hầm Hải Vân 1 có chiều dài gần 6,3km, tổng vốn đầu tư trên 150 triệu USD từ nguồn vay ngân hàng JBIC, Nhật Bản. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, 1 trong 30 đường hầm lớn, hiện đại nhất thế giới và là hầm đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời điểm đó.

Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế lần đầu tiên

Cuộc thi với chủ đề "Vũ điệu Tiên Sa" gồm 4 đội tham gia: Canada, Hồng Kông, Malaysia và đội chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam.

Khai trương Khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 1

Công viên phần mềm Đà Nẵng số 1 là tổ hợp gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, viễn thông, mạng truyền dẫn, đào tạo… nằm trong 2 tòa nhà ở số 2 và số 15 Quang Trung. Việc hoàn thành và đưa Công viên phần mềm vào sử dụng đã đánh dấu bước quan trọng trong lộ trình đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm công nghệ thông tin hàng đầu của cả nước.

Khánh thành Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng

Trung tâm hành chính Đà Nẵng tọa lạc tại địa chỉ số 24 đường Trần Phú, quận Hải Châu. Nằm trên khu đất rộng hơn 23.000 m2, tòa nhà cao 37 tầng với diện tích sử dụng 65.234 m2 là nơi làm việc của 1.600 cán bộ, công chức thành phố và khoảng 600 lượt người dân đến giao dịch mỗi ngày.

Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2015-2020 được thành lập

Tại Quyết định số 2059/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đà Nẵng là thành phố hạt nhân tăng trưởng thúc đẩy phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm này.

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW

Nghị quyết số 43-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn đến 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2030 Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW

Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là văn kiện quan trọng, tạo động lực mới để Đà Nẵng tiếp tục có được những kế hoạch hành động phù hợp, đề ra những bước đi đúng hướng với tư duy bứt phá mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong quá trình xây dựng, phát triển thành phố trong tình hình mới.

Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15

Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là cơ sở pháp lý quan trọng, là động lực, nền tảng để phát huy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục khai thác lợi thế và tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng định hướng phát triển bền vững.

Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 47-TB/TW

Thông báo số 47-TB/TW về thành lập Trung tâm Tài chính khu vực tại Đà Nẵng, mở ra cơ hội phát triển các liên kết tài chính thương mại quốc tế, đưa Đà Nẵng trở thành cửa ngõ đầu tư - thương mại - tài chính - công nghệ của quốc gia, khu vực.

Khai trương Khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2

Đây là sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực CNTT, vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của thành phố. Hiện Đà Nẵng có 4 Khu CNTT tập trung đang hoạt động, gồm: Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng số 1, Khu Công viên phần mềm số 2, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng, Khu FPT Complex.
Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng